Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Làm thể nào để học tiếng Đài Loan ở nhà bằng phương pháp đơn giản, hiệu quả?


Việc tự học ngoại ngữ tại nhà rất dễ dẫn đến nản chí và nhanh bỏ cuộc. Tuy nhiên nếu bạn định hình được cho mình phương pháp học tập đúng ngay từ đầu thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc học tập.


 Phương pháp học tập chính là cách học tiếng Đài Loan nhanh nhất.



1. Xác định mục tiêu tự học

Việc xác định mục tiêu tự học tiếng Đài Loan đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học. Mục tiêu học tiếng Đài Loan giúp người tự học tiếng Đài Loan có những chiến lược trong quá trình học. Việc đề ra mục tiêu học tiếng Đài Loan phải bao gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu dài hạn chính là mục đích cuối cùng mà các bạn hướng đến. Đó là cả một quá trình dài phấn đấu mà cái cuối cùng bạn phải đạt được.
Mục tiêu ngắn hạn là những dự định mà bản thân bạn muốn đạt được trong từng khoảng thời gian nhất định. Với từng giai đoạn bạn sẽ có những mục tiêu nhỏ. Như vậy, bạn hoàn toàn dễ dàng khi đạt được mục đích của mình. Mục tiêu nhỏ có thể là thi đỗ các kỳ thi theo từng cấp độ, mục tiêu lớn có thể là việc đi du học hay apply học bổng du học Đài Loan chẳng hạn.
Bạn không thể ăn một miếng hết cái bánh, nhưng khi chia cái bánh ra làm nhiều phần thì hoàn toàn dễ dàng ăn cái bánh đó. Không có gì quá khó khăn khi bạn tự học tiếng Đài Loan. Nhưng vấn đề là bạn có thể làm từng bước 1 để đạt được mục tiêu cuối cùng hay không.

2. Học chắc chắn những kiến thức ban đầu

Những kiến thức ban đầu là những kiến thức quan trọng nhất. Trong quá trình học tiếng Đài Loan hay tự học tiếng Đài Loan thì học phát âm, học bảng chữ cái là vô cùng quan trọng. Bởi vì vậy, nên học thật chuẩn những kiến thức ban đầu này. Làm sao để tự học tiếng Đài Loan hiệu quả? Hãy học thật chắc kiến thức ban đầu. Hãy nắm chắc, vận dụng và biến hóa nó một cách thật linh hoạt.
Tiếng Đài Loan cần phải nắm chắc nhất là cách phát âm tiếng Đài Loan. Làm sao để có những bài hội thoại trôi chảy, những cuộc giao tiếp thuần thục. Hãy phát âm chuẩn ngay từ đầu, điều này sẽ giúp bạn học tiếng trung giao tiếp thuận lợi.

3. Luyện tập liên tục

Nếu bạn tự học tiếng Đài Loan rồi vứt xó những kiến thức mình học được đó là một sai lầm vô cùng lớn. Hãy mang những kiến thức mình học được ra luyện tập một cách đều đặn và thường xuyên. Luyện tập ở đây phải luyện tập một cách chủ động. Những kiến thức nào bạn chủ động học sẽ khiến bạn nhớ lâu hơn rất nhiều.
Việc học tiếng Đài Loan nên được thực hiện thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi khi nào bạn có thể. bạn không nên lầm tưởng học tiếng Đài Loan là phải ngồi vào bàn học một cách nghiêm túc giở sách vở và làm bài tập. Bạn có thể vừa xem phim vừa học tiếng Đài Loan, vừa nghe nhạc vừa học tiếng Đài Loan. Đọc một tờ báo tiếng Đài Loan và học tiếng Đài Loan luôn…. Trong mọi hoàn cảnh bạn đều có thể tự học tiếng Đài Loan. Vậy nên, hãy tranh thủ mọi lúc, mọi nơi khi bạn có thể tự học tiếng Đài Loan.

4. Học theo nhóm

Việc học tiếng Đài Loan sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều nếu như bạn tự học tiếng Đài Loan với một nhóm bạn. Học tiếng Đài Loan theo nhóm giúp bạn có cơ hội luyện tập thường xuyên  cũng như nhiều hơn. Đồng thời, tự học tiếng Đài Loan với nhóm bạn sẽ giúp bạn sửa được các lỗi sai mà bạn không biết. Đẩy mạnh việc giao tiếp tiếng Đài Loan của bạn.
Các bạn sẽ có cơ hội giao tiếp, cơ hội trao đổi những thắc mắc, những phần mình không hiểu để rồi sửa sao cho tốt nhất. Như vậy, bạn hoàn toàn có lợi khi tự học tiếng Đài Loan theo nhóm.

5. Tham gia một khóa học tiếng Đài Loan

Nếu như, bạn cảm thấy tự học tiếng Đài Loan quá khó thì hãy tham gia một khóa học tiếng Đài Loan. Thật sự, một khóa học tiếng Đài Loan cơ bản cung cấp cho bạn không được nhiều kiến thức. Nhưng cái chính là nó cung cấp cho bạn phương pháp học tập mới. Nếu bạn có phương pháp học tập tiếng Đài Loan thì tự học tiếng Đài Loan đâu còn khó khăn gì nữa. Vậy nên, nếu không thể tự học hãy tham gia một khóa học tiếng Đài Loan để có phương pháp học tập khoa học nhất.

Truyền thông ICC Hà Nội (Th).

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Du học và những câu chuyện định kiến về du học sinh


Chuyện đi học tưởng rằng chỉ xoay quanh cuộc sống của du học sinh, của việc học, việc làm thêm và những câu chuyện về đất nước, con người mới…Nhưng đâu chỉ có vậy, đôi khi những câu chuyện không hay về du học sinh lại được lan truyền khiến không ít người có những định kiến không mấy tốt đẹp về cả cộng đồng du học sinh hiện đang học tập và sinh sống tại nước ngoài.


icc hà nội
Những định kiến về du học sinh.

“Nhiều người dành cho du học sinh cái nhìn thiếu thiện cảm. Có những suy nghĩ đã trở thành định kiến xấu khó mà gột bỏ được. Chẳng mấy ai hiểu, sau đủ thứ định kiến đó, họ cũng có những nỗi khổ riêng. 

Du học là du lịch nhiều hơn học?

Nhiều người thường nói  đa số du học sinh đều cưỡi ngựa xem hoa, khi đi học thì vừa “du” và học. Học thì ít mà du lịch thì nhiều. Tất nhiên điều này cũng có cái đúng. Bởi du học sinh, khi ra nước ngoài, họ có điều kiện tiếp xúc với những nền văn hóa mới, lại được khám phá những vùng đất mới mẻ.
Nhưng nếu nói du học sinh đa phần đi học như đi du lịch thì chưa hẳn. Rất nhiều du học sinh thường “nằm nhà” triền miên năm tháng. Không phải ai và không phải lúc nào họ cũng vui chơi như bề ngoài nhiều người nhầm tưởng. Đơn giản khi bạn ở một đất nước lạ. Tất cả chỉ cần bước chân ra ngoài là tốn kém. Nếu ở nhà, đi xem một bộ phim chỉ tốn vài chục nghìn. Thì khi đi du học, muốn xem một bộ phim phải tốn gấp 3, 4 lần như thế.

Nhiều du học sinh, tiền ăn còn không có huống chi tiền… ăn chơi.

Không chỉ có chi phí vui chơi, ăn uống. Nhiều du học sinh đi học ở những đất nước, những vùng miền ít người Việt. Không phải ai cũng có bạn bè để cùng sáng sáng tối tối đi ăn uống phủ phê, hay ngồi lề đường hàn huyên sớm tối như quê nhà. 
Du học sinh nhiều bạn vẫn thường khóc ròng vì cảm giác sợ hãi và cô đơn mỗi đêm. Quanh đi quẩn lại chỉ có 4 bức tường. Còn nếu bước ra ngoài thì sẽ làm gì? Đi đâu và đi với ai? Cuối cùng, ngày đầu tuần cũng chẳng khác gì cuối tuần. Công việc thường niên là ngồi nhà lên mạng, tự gặm nhấm những bộ phim dài tập hay gọi điện thoại về khóc than với gia đình. 

Du học sinh là ai cũng giàu?

Lại có nhiều người cho rằng ai đi du học thì đều từ có tiền đến có rất nhiều tiền. Điều này cũng chỉ đúng với một số. Chẳng lạ gì khi thấy nhiều gia đình có nhà cho người khác thuê để đi ở tạm, ở mướn kiếm chút tiền làm chi phí cho con đi du học. Số tiền họ kiếm được từ những khoản như thế thậm chí còn không đủ, nhưng vẫn cố đi vay đi mượn, cứ để con đi học trước, rồi từ từ trả sau. 
Lại chẳng thiếu những tấm gương học tập hoàn toàn đi nhờ học bổng. Gia đình đôi khi cũng chẳng khá giá nhưng cũng cố vơ vét vài đồng làm vốn cho con. Sang nước lạ, nhiều bạn ngoài giờ học còn tự đi làm thêm, kiếm tiền trang trải cuộc sống. Rất nhiều sinh viên ngoài giờ học trên lớp thì dành hẳn 8 tiếng cho công việc làm thêm. Nhiều bạn chọn những quốc gia nổi tiếng để đi du học như: du học Úc, du học Nhật, Đức... chỉ đơn giản vì ở đó học phí không quá cao mà có thể đi làm kiếm thêm chi phí trang trải phụ gia đình. 

Du học sinh là ai cũng ăn chơi? 

Nhìn những bài báo, những bài phóng sự, nhiều người lắc đầu ngám ngẩm: “Mấy đứa du học sinh toàn đi chơi, thấy có được mấy đứa ra hồn. Có mấy đứa học cũng được mà chơi cũng chẳng vừa. Có tiền nên bọn nó đua nhau thôi”. Cũng vì cái định kiến ấy mà người ta nghĩ rằng du học sinh… ăn chơi dữ dội lắm.
Như cô bạn tên Lan Thảo (du học sinh Mỹ) chia sẻ: “Tuần rồi mình với lũ bạn thi xong nên tổ chức party ăn mừng. Tiệc cũng toàn mấy đứa con gái, cũng chẳng rượu chè bia bọt gì ghê gớm. Đi party ăn mặc đẹp nên bọn mình có chụp vài tấm hình cho vui. Vừa post lên mạng, thì hôm sau đứa em họ mình thấy. Nó nói mẹ nó. Mẹ nó méc mẹ mình bảo bên đây mình ăn chơi rượu chè bê tha. Mình giải thích mãi bố mẹ mới tin. Cuộc sống riêng của mình mà nhiều người cứ thích bới móc. Rõ mệt”. 
Nhiều bạn du học sinh rất mệt mỏi vì những định kiến kiểu đi du học là dễ hư hỏng và ăn chơi. Thiết nghĩ, nếu một buổi party ăn uống ở Việt Nam thì không sao, nhưng khi là của du học sinh xa nhà, thì chẳng hiểu sao nó lại thành vấn đề lớn?

Du học sẽ chẳng kiếm lại nổi  tiền đóng học?

Nếu cứ cái đà vừa học vừa chi tiền thẳng tay thì sớm muộn gì cũng trắng tay và việc học thì chẳng đến đâu cả.
Có nhiều bạn rất buồn khi nghe những lời mỉa mai của người khác, hay những nhận định chắc như cột kiểu: “Nhà nó giàu, bố mẹ chúng nó cho bớt tiền thiên hạ. Chứ chúng nó học xong, chắc gì kiếm lại đủ số tiền đã bỏ ra để đi học”. 
Không thể phủ nhận rằng số tiền học phí của du học sinh khá tốn kém. Nhưng bù lại với tấm bằng đại học giá trị của quốc tế, nhiều du học sinh trở về nước và mau chóng trở thành những cỗ máy hái ra tiền. Chỉ cần họ cần mẫn, thì sẽ chẳng mau chóng lấy lại được số vốn đã bỏ ra. 
Không chỉ những định kiến trên, nhiều người dành cho du học sinh cái nhìn chẳng mấy thiện cảm. Ít ai hiểu được rằng khi đi học như vậy, họ có nhiều nỗi khổ. Không chỉ khổ về vật chất, mà cái khổ tinh thần còn lớn hơn thế nhiều. Hãy dành cho họ cái nhìn ưu ái hơn, bạn nhé!”
Nguồn: Sưu tầm.



Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Tài liệu (giáo trình) học tiếng Đài Loan dành cho người mới bắt đầu học


Khi mới bắt đầu học tiếng Đài Loan, nhiều bạn phân vân không biết nên tìm tài liệu nào hay học sách giáo trình nào cho phù hợp bởi về cơ bản thì tiếng Đài Loan giống tương đối với tiếng Trung Quốc hiện nay. Tuy vậy, vẫn có một số từ ngữ chỉ được dùng ở Đài Loan nên các bạn vẫn cần lưu ý trong quá trình học tiếng của mình.


Nếu bạn học tiếng Đài Loan để làm việc hay để đi du học Đài Loan thì có khá nhiều cách cho bạn học. Bạn có thể học sách giáo trình Hán ngữ 6 quyển của tiếng Trung giản thể, cũng có thể học theo bộ sách giáo trình tiếng Hán phồn thể sau đây để học được các kiến thức căn bản:

++ Chinese student’s workbook 2nd edition (quyển 1)

sách học tiếng đài loan
Sách học tiếng Đài Loan.

++ Chinese student’s workbook 2nd edition (quyển 2).

giáo trình học tiếng đài loan
Sách học tiếng Đài Loan.

Đây là 2 cuốn sách khá phù hợp dành cho các bạn muốn học tiếng Đài Loan cơ bản, bạn có thể học để luyện thi kỳ thi Tocfl trình độ sơ và trung cấp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các sách sau:

++ Tập viết chữ Hán

Sách tập viết chữ Hán cũng khá cần thiết khi bạn mới làm quen với ngôn ngữ này. Bạn càng nắm được nhiều từ vựng thì càng tốt cho bạn trong quá trình học ngữ pháp, học viết và luyện nói, nghe sau này. Chính vì vậy hãy cố gắng chăm chỉ luyện viết thật nhiều chữ ngay từ khi mới bắt đầu học nhé.


Luyện viết chữ Hán.


++ 301 Câu đàm thoại tiếng Hoa (bản chữ phồn thể)

301 câu đàm thoại tiếng Hoa.


Vì chữ viết của Đài Loan dùng khá nhiều từ phồn thể chứ không phải là các chữ giản thể đơn giản như tiếng Trung hiện đại nên bạn cần mua và học theo bản phồn thể là tốt nhất nhé.

Truyền thông ICC Hà Nội.


Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Những ảo tưởng về chi phí du học siêu rẻ và chi phí du học thực tại một số nước Châu Á và CHLB Đức hiện nay?

Qua tìm hiểu thực tế, có rất nhiều trường hợp các bạn trước khi đi du học đã lựa chọn gửi gắm niềm tin vào các công ty du học với chi phí du học siêu rẻ. Vậy thực hư việc này là như thế nào?

chi phí du học đài loan
Ảo tưởng về chi phí du học siêu rẻ và những hậu quả không mong muốn.

1. Chi phí du học giá rẻ, có thật hay không?
Sẽ thật khó tin nếu bạn muốn đi du học chỉ với giá từ vài triệu đến vài chục triệu. Xin hãy bỏ ngay những ảo tưởng đó đi vì những lý do dưới đây:
++ Chi phí cho việc làm thủ tục, hồ sơ, giấy tờ không hề rẻ
Muốn đi du học, bạn cần làm thủ tục, hồ sơ, giấy tờ để có thể xin được Visa du học. Nếu bạn nào đã từng tự làm hồ sơ đi du học sẽ thấy chỉ tính riêng chi phí cho việc đi lại; làm hộ chiếu; chuẩn bị, photo chứng từ, xin dấu, lên Đại Sứ Quán,…tốn khá nhiều tiền cho việc làm hồ sơ của bạn. Vậy thật phi lý nếu trong suốt thời gian dài làm hồ sơ xin Visa du học dài đằng đẵng ấy của bạn, rồi còn tính chi phí hồ sơ, học phí du học, phí ký túc xá, bảo hiểm,…với giá ra sao để bạn có chi phí du học siêu rẻ được.
++ Công làm việc của các nhân viên hồ sơ, chi phí học tiếng…
Thời gian nhanh nhất để có thể đi du học:
+ Du học Nhật Bản: Bạn phải nhập học trước kỳ nhập học ít nhất 6 - 8 tháng để học tiếng; làm hồ sơ, phỏng vấn theo trường và xin tư cách lưu trú.
+ Du học Hàn Quốc: Nhập học trước từ 4 – 5 tháng.
+ Du học Đức: Thông thường để đạt được trình độ B1 tiếng Đức đi du học, bạn phải mất khoảng 9 tháng trở lên,…
+ Du học Đài Loan: Nhập học trước khoảng 5 – 6 tháng.
Thời gian xử lý hồ sơ và những phát sinh ngoài mong muốn:
Trong thời gian các bạn học tập ở Việt Nam thì đồng nghĩa với việc các nhân viên hồ sơ và các thầy cô cũng phải làm việc liên tục để chuẩn bị, xử lý hồ sơ và giảng dạy kiến thức cho các bạn; chưa kể đến việc nếu hồ sơ phát sinh lỗi sai, hoặc khi bạn phỏng vấn không đậu, các thầy cô và nhân viên đều phải suy nghĩ, cân nhắc và xử lý các vấn đề phát sinh khác,…
Chính vì vậy, để bạn có thể đi du học thuận lợi, các nhân viên và thầy cô đều tốn rất nhiều công sức, chứ không hề có việc “làm chơi – ăn thật”. Đấy là còn chưa kể đến việc khi mới sang đất nước khác, chắc hẳn nhiều bạn không khỏi có những bỡ ngỡ và những thắc mắc,…rất nhiều thầy cô dành thời gian quan tâm cho riêng bạn, rồi quá trình kết nối giữa nhà trường và gia đình cũng không hề đơn giản. Nếu đi du học, bạn phát sinh vấn đề khác như bỏ học, trốn ra ngoài do quá hạn visa,…nhà trường bên các nước thường sẽ liên hệ với bên phía công ty để thông qua việc đó báo lại với gia đình bạn. Tất cả những điều ấy đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy khi bạn đi du học đã cả dăm năm nhưng thầy cô và nhân viên vẫn có thể nhớ được bạn.
2. Những hậu quả không mong muốn trong quá trình du học?
Dưới đây là liệt kê những trường hợp xấu xảy ra trong quá trình các bạn du học sinh đi du học mà ICC Hà Nội cũng như trên nhiều các kênh phương tiện truyền thông khác đã thấy và phản ánh lại.
++ Bị lừa tiền và không được đi du học
++ Được đi du học nhưng trên thực tế thì không hỗ trợ tận tình
Có khá nhiều bạn du học sinh không được đi theo trường phù hợp với năng lực, khả năng cũng như nguyện vọng của bản thân hay việc xuất cảnh không được công ty mình lựa chọn gửi gắm hỗ trợ gì…
++ Sau khi sang không nhận được sự giúp đỡ từ phía nhà trường,…như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
++ Học sinh tự ý bỏ, trốn học, hết hạn Visa không về nước
Nhiều bạn du học sinh, vì rất nhiều những lý do khác nhau mà bỏ học, thậm chí nếu nghe theo người xấu còn mắc các tệ nạn tại nước sở tại, có trường hợp không những bỏ trốn mà còn sinh ra ăn cắp, ăn trộm,…
3. Chi phí du học thực là bao nhiêu?
Chi phí du học giữa các nước sẽ có độ chênh nhất định tùy thuộc vào từng loại hình mà bạn lựa chọn vì các nước có sự chênh về mức sống và mỗi trường sẽ có định mức học phí riêng cho du học sinh. Ngoài ra, nếu học lực của bạn tốt thì việc bạn apply được những suất học bổng giá trị cũng giúp giảm rất nhiều chi phí du học hoặc có thể đi du học mà hầu như không mất gì nếu bạn được nhận học bổng toàn phần…
++ Thông thường chi phí của các loại hình du học như sau:
Gía này đã được tham khảo và chọn lựa từ những cơ sở du học uy tín và chất lượng tại Hà Nội nên mọi người có thể yên tâm khi lựa chọn loại hình dịch vụ mà bạn quan tâm.

+ Du học Hàn Quốc: Chi phí dao động từ 9.000 – 11.000 USD
+ Du học Nhật Bản: Chi phí dao động từ 180 – 250 triệu VNĐ
+ Du học Đài Loan: Khoảng 2.300 USD
+ Du học Đức: Khoảng 6.500 – 9.000 Euro
++ Xem chi tiết hơn về chi phí du học Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, du học Đức tại đây.
+ Chi phí du học CHLB Đức

Truyền thông ICC Hà Nội.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Du học Đài Loan và một số chiêu trò lừa đảo

Du học đang có sức hút rất lớn với các bạn trẻ bởi rất nhiều lý do khách quan. Và du học Đài Loan là cái tên được mọi người nhắc rất nhiều trong thời gian gần đây. Để chấp nhận đặt chân đến nước này, trước hết bạn cần có visa đi du học Đài Loan. Thế nhưng ngày nay không ít các trung tâm, môi giới lợi dụng lòng tin và nhu cầu của phụ huynh học sinh để lừa đảo làm hồ sơ xin visa đi Đài Loan du học. Hãy dành mấy phút để đọc thông tin dưới đây, chắc chắn không lãng phí thời gian của bạn đâu.

Chiêu trò lừa đảo du học Đài Loan


Visa là tấm vé thông hành đầu tiên và bắt buộc mà bạn cần chuẩn bị khi muốn sang Đài Loan hiện thực hóa giấc mơ du học, tiếp nhận nền giáo dục mới. Việc hoàn tất thủ tục xin visa vào Đài Loan không khó, nhưng với các bạn lần đầu làm thì sẽ có một chút bối rối và sai sót. Khi tâm lý căng thẳng hồi hộp, bạn thường sẽ rơi vào cái bẫy của những nơi làm visa kém chất lượng, dịch vụ xin visa “chui”.

Một số chiêu trò thường xảy ra mà bạn cần cảnh giác như sau:

Đảm bảo đậu 100%: thường thì phụ huynh và học sinh rất dễ bị thu hút bởi những lời hứa hẹn. Họ có thể đưa cho bạn những dẫn chứng về du học sinh thành công khi xin visa nhưng không có hình ảnh hoặc thông tin rõ ràng. Khách hàng thường bị dẫn dắt và quên xem kỹ các điều khoản trong hợp đồng dẫn đến bị mất tiền mà hiệu quả lại không có.

Nhắm vào sự thiếu hiểu biết của khách hàng: trường hợp này thường xảy ra với những người ít tiếp cận với Internet hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về việc xin visa du học Đài Loan. Nhất là trong trường hợp được miễn thị thực vào Đài Loan, nhiều nơi lợi dụng sự rắc rối cũng như thủ tục rườm rà mà “moi tiền” từ khách hàng.

Do đó, hơn ai hết bạn nên tham khảo nhiều nguồn thông tin, hỏi bạn bè người thân, những ai đã từng làm visa để chọn đúng địa chỉ uy tín.

Ngoài ra, các trung tâm làm visa “chui” còn đưa ra lý lẽ để bạn tin rằng việc làm visa tại Việt Nam sẽ phức tạp hơn là xin visa tại nước ngoài. Từ đó, họ yêu cầu bạn đóng phí cao hơn bình thường và đưa cho bạn một tờ giấy cam kết mập mờ. Đến thời hạn nhận visa, bạn sẽ nhận được một “list” lý do linh tinh để khách hàng chờ đợi, làm ảnh hưởng lịch trình công việc. Đến khi không còn kiên nhẫn thì khách hàng tự khắc từ bỏ trong ấm ức.

Một số nơi làm thông tin giấy tờ giả đánh vào tâm lý những hành khách muốn làm visa gấp rút. Nhưng bạn phải biết rằng giấy tờ giả khi bị phát hiện thì chắc chắn sẽ bị đánh rớt visa ngay. Lần sau, việc xin cấp lại thị thực sẽ vô cùng khó khăn.

Nên cân nhắc chọn dịch vụ làm visa uy tín
Để tránh những tình trạng trên xảy ra làm ảnh hưởng đến chuyến du học, bạn nên tìm hiểu kỹ và chọn địa chỉ uy tín để làm thủ tục xin visa vào Đài Loan.

9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đài Loan các bạn trẻ không nên bỏ qua?

9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đài Loan các bạn trẻ không nên bỏ qua?
Nếu đã đặt chân đến xứ Đài, sẽ thực sự là lãng phí nếu bạn bỏ qua những địa điểm tham quan du lịch cực hấp dẫn và nổi tiếng dưới đây.
1. Hồ Nhật Nguyệt (Sun Moon)
Đây là hồ được cho là lớn nhất và đẹp nhất Đài Loan. Nếu bạn đứng trên đảo Lalu giữa hồ, hướng về phía đông của hồ, bạn sẽ thấy giống hình mặt trời, hướng về phía tây của hồ bạn sẽ thấy giống hình mặt trăng. Đây là lý do người ta đặt tên hồ là Nhật Nguyệt.
Khung cảnh của Nhật Nguyệt được đánh giá là đẹp như tranh vẽ, mỗi mùa một màu sắc. Đặc biệt là cảnh đêm trên hồ khi thu tới, mặt hồ được bọc một lớp sương mỏng mảnh đủ để ánh trăng soi bóng, càng làm say lòng du khách. Khi đi du học Đài Loan, bạn đừng quên ghé thăm nơi đây, ngồi trên thuyền, thả lòng thật tĩnh để cảm nhận vẻ đẹp của Nhật Nguyệt.


Hồ Nhật Nguyệt - điểm đến bạn trẻ không thể bỏ qua khi đi du học tại Đài Loan.

2. Làng cổ Jiufen (Cửu Phần)
Liufen hay còn gọi là Cửu Phần là một ngôi làng nhỏ, cổ kính nằm trên lưng chừng núi, đang trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn du khách khi tới với Đài Loan. Con phố này chỉ có duy nhất một lối đi chính khá nhỏ hẹp nhưng đi dọc con đường này bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ấn tượng của nó. Không những thế, hai bên đường là rất nhiều các món quà vặt, đồ lưu niệm độc đáo. Ngoài tham quan, khám phá ngôi làng cổ kính này, bạn cũng không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ngon nổi tiếng có tại ngôi làng này như heitang gao, yuyuan, yuwan, caozi gao…

Làng cổ Jiufen (Cửu Phần) - điểm đến khó bỏ qua khi đi du học tại Đài Loan.
Làng cổ Jiufen (Cửu Phần) - điểm đến khó bỏ qua khi đi du học tại Đài Loan.

3. Phật Quang Sơn Tự
Trong các điểm du lịch ở Cao Hùng, Đài Loan thì Phật Quang Sơn Tự là một trong những nơi mà bạn không nên bỏ qua trong chuyến hành trình của mình. Đến ngôi chùa nổi tiếng này bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đồ sộ của hơn 20 tòa tháp, điện, cùng pho tượng đồng khổng lồ, cao nhất thế giới. Không những thế, trong khuôn viên của ngôi chùa này còn sở hữu hàng ngàn bức tượng Phật được dát vàng và còn rất nhiều báu vật quý giá của nhà Phật được lưu giữ tại đây. Đến thăm quan nơi đây, bạn không chỉ có cơ hội tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng của người dân Đài Loan mà còn có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với du khách bản địa, đồng thời cũng giúp ích rất nhiều cho việc học tiếng Đài Loan của bạn nữa đấy.

Phật Quang Sơn Tự - điểm đến không thể bỏ qua khi đi du học đài loàn
Phật Quang Sơn Tự.

4. Taipei 101
Mất 5 năm xây dựng, tiêu tốn 1.76 tỷ USD, từng là tòa tháp cao nhất thế giới, Taipei 101 giờ đây như một biểu tượng khiến người dân Đài Loan vô cùng hãnh diện. Sở hữu kiến trúc độc đáo cùng độ cao “chọc trời” tòa tháp này còn được rất nhiều trang báo và các kênh truyền thông nổi tiếng thế giới đánh giá là một trong những kỳ quan kiến tạo của thế giới. Vì thế mà rất nhiều khách du lịch tới Đài Loan đều tìm đến tòa tháp này để có thể chiêm ngưỡng tận mắt “kỳ quan” độc đáo của xứ Đài.

Taipei 101.

5. Bãi biển Fulong
Không chỉ sở hữu những công trình độc đáo mang tầm cỡ thế giới, Đài Loan còn được thiên nhiên ưu ái với rất nhiều bãi biển xinh đẹp, nổi bật nhất phải kể đến biển Fulong. Sở hữu những bãi cát trải dài ra biển, làn nước xanh trong có thể nhìn tới đấy, nên đây sẽ là địa điểm thích hợp để bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị trên biển như chèo thuyền, chơi thể thao, lướt sóng… Để tới tham quan vui chơi tại khu vực này bạn sẽ phải mua vé vào khoảng 100$NT (~ 75.000đ), một mức giá cũng rất hợp lý cho những trải nghiệm đầy lý thú tại đây.

Biển Fulon.

6. Cingjing Farm
Được ví như Thụy Sỹ thu nhỏ của xứ Đài, nông trại Cingjing hấp dẫn du khách bởi màu xanh cao nguyên rộng lớn, những chiếc cối xay gió đặc trưng của trời Âu, hay những chú cừu trắng muốt được chăn thả tự nhiên trên những đồng cỏ xanh. Không gian bao la nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi hình ảnh trùng điệp của những ngọn núi quanh năm mây mù bao phủ, không khí trong lành, tươi mát, đem lại cảm giác thư thái đến lạ kỳ.

Nông trại Cingjin.

7. Công viên quốc gia Taroko
Nằm trong hẻm ngọn núi cùng tên Taroko công viên quốc gia này sở hữu diện tích lên tới gần 1 triệu km2, nối dài từ Đài Trung qua Nam Đầu và sang tới Hoa Liên và đây cũng là một trong 8 công viên quốc gia lớn nhất xứ Đài. Với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của những cánh rừng già xanh mướt, dòng thác đổ hay cảnh núi non hùng vĩ sẽ khiến bạn không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ thú đó.

 Công viên quốc gia Taroko.

8. Chợ đêm Ximending
Đến Ximending, bạn sẽ không thể bỏ qua một “đặc sản” thú vị đó là chợ đêm. Chợ đêm ở Ximending rất đông vui, nhộn nhịp. Những mặt hàng được bày bán ở đây vô cùng đa dạng. Không chỉ là nơi mua sắm của người dân địa phương mà khu chợ này còn được rất nhiều du khách tìm đến để tham quan, mua sắm. Đến đây chắc chắn bạn sẽ lựa chọn được rất nhiều món đồ ưng ý cho mình và làm quà cho người thân.

Chợ đêm ở Ximendin.

9. Khu mua sắm Wufenpu
Trong các địa điểm du lịch ở Đài Bắc, khu Wufenpu do nằm gần ga tàu hỏa Tùng Sơn nên nơi đây luôn là địa điểm nhộn nhịp người qua lại, việc di chuyển đến địa điểm này cũng rất dễ dàng. Tới khu phố này bạn sẽ được thăm thú hàng trăm cửa hàng kinh doanh với đủ loại mặt hàng từ quần áo, giày dép tới trang sức quý giá. Nhưng nhiều hơn cả là các mặt hàng về quần áo, rất nhiều mẫu mã, chủng loại đa dạng phù hợp cho mọi lứa tuổi.

Khu mua sắm Wufenpu.


Truyền thông ICC Hà Nội (Th).

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Du học Đài Loan và những cám dỗ khó lường

Hiện nay việc đi du học không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Qua rất nhiều tâm sự du học sinh Đài Loan nhưng không phải ai cũng đi du học một cách thuận tiện, toại nguyện, vẫn còn đó những người "tiền mất tật mang"

những cám dỗ khó lường du học đài loan
Du học Đài Loan và những cám dỗ khó lường.

Lạc bước nơi xứ người

Những năm gần đây, khát vọng cho con đi du học đã ngấm trong suy nghĩ và tâm lý của nhiều bậc phụ huynh Việt. Thậm chí không ít người dốc hết của cải, đầu tư cho con “đem chuông đi đánh xứ người” những mong con có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Có những cuộc đầu tư mang lại nhiều “lợi nhuận”, nhưng bên cạnh đó cũng có những “canh bạc” kết thúc bằng bi kịch đau thương.

Không nổi tiếng học hành giỏi giang nhưng cũng xếp vào hạng học khá chắc, mặc dù sinh ra trong gia đình bình thường, bố mẹ kinh doanh một cửa hàng ăn uống nhỏ ở khu phố nhưng N được tạo điều kiện hết mức. Với hi vọng con gái có tương lai xán lạn, đồng thời để “nở mày nở mặt” với xóm giềng, bè bạn – bố mẹ cô đã bán hết đất và những tài sản tích cóp bao năm cho cô theo học ngành công nghệ tại một trường đại học ở Đài Loan.

Nhưng đến cả cô cũng không ngờ chuyến đi đó đã rẽ cuộc đời cô sang một hướng khác và là nỗi đau không thể nguôi ngoai của cha mẹ.

Môi trường sống thay đổi khiến bản thân N cũng phải rùng mình vì sự “lột xác” của mình. Và cứ thế, không biết tự bao giờ, cô con gái bé bỏng mang theo sự hy sinh và kì vọng của cả gia đình đổ trôi theo rượu cồn, thuốc lá và những cơn say dài bất tận.

Nhớ về những tháng ngày đen tối đó, N không khỏi xót xa: “Mình học hai năm đầu bố mẹ đã tốn quá nhiều tiền. Vì thế, mình cố gắng thích nghi và đi làm thêm, rồi dần dần khi các mối quan hệ trở nên phức tạp lên, cũng là lúc mình “trượt dài”. Bên đó mọi thứ đều theo chủ nghĩa tự do, sống thoáng, yêu theo sở thích và làm bất kỳ điều gì mình muốn. Mình cứ thế lao như thiêu thân vào những cuộc tình, để rồi lạc vào thế giới của những cô gái bao, xuất hiện đều đặn tại các quán bar và vũ trường.”

Còn một số gia đình có điều kiện nhưng vì con thi trượt đại học, nhưng không muốn để con thua bạn kém bè nên chọn giải pháp du học tự túc. Với tâm lý con có cái mác du học sinh thì bố mẹ cũng đẹp lòng, mọi người đều nể trọng, nên nhiều ông bố bà mẹ cho con đi nhưng học cả những trường chất lượng thấp, thậm chí chỉ xứng tầm các trường cực thấp ở trong nước.

Và những bi kịch

Du học Đài Loan để đổi đời và có một cuộc sống tốt hơn là điều ai cũng muốn. Nhưng xu hướng sính ngoại của nhiều phụ huynh, chạy theo phong trào mà không có những định hướng cụ thể cho con lại biến những chuyến du học tại những miền đất hứa trở thành bi kịch gia đình, nhất là khi những đứa con không đủ bản lĩnh vượt qua những cám dỗ…

Câu chuyện của N, những tưởng cho con theo học đại học nước ngoài sẽ sớm làm đẹp lòng mẹ cha. Nhưng bố mẹ cô nào hay biết con mình đã sống và học như thế nào, chỉ biết gửi tiền đều đặn, chu cấp không thiếu một đồng để con chuyên tâm học hành.

Ngày N trở về cũng là ngày cô chịu đựng sự giày vò trong chính bản thân mình khi chứng kiến cảnh bố mẹ tiều tụy, suy sụp, xóm giềng dè bỉu, nhiếc móc, thậm chí kỳ thị.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Top 5 trường Đại học bạn nên chọn khi đi du học Đài Loan


Du học Đài Loan càng ngày trở nên hấp dẫn đối với sinh viên Việt Nam bởi chất lượng giáo dục tốt, cơ hội việc việc làm rộng mở theo chính sách mới của Đài Loan. Nhất là với những bạn có cơ hội học tập tại các trường đào tạo hàng đầu thì điều đó lại càng trở nên chắc chắn hơn. Mình sẽ giới thiệu cho các bạn những trường Đại học danh tiếng nhất tại Đài Loan để bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn cho ban thân mình một ngôi trường phù hợp.

1. Đại học Quốc gia Thành Công (National Cheng Kung University, NCKU).

Đại học Quốc gia Thành Công National Cheng Kung University

Là một trường đại học tổng hợp thiên về nghiên cứu ở thành phố Đài Nam, Đài Loan. Được thành lập dưới thời Nhật thuộc năm 1931 dưới tên Cao đẳng công nghệ Đài Nam và trở thành trường đại học  quốc gia năm 1971. NCKU bao gồm 9 trường thành viên, 40 khoa, 82 học viện sau đại học. Với danh tiếng trong các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên, y học, quản lý, quy hoạch và thiết kế.

2. Đại học Quốc gia Đài Loan ( National Taiwan University, NTU ).

Đại học Quốc gia Đài Loan - National Taiwan University

Đại học quốc gia Đài Loan là trường đại học Danh tiếng nhất Đài Loan thành lập năm 1928, nằm tại Trung tâm của Đài Bắc với tổng diện tích bằng 1% toàn bộ lãnh thổ Đài Loan. NTU được bình chọn là 1 trong 95 trường đại học tốt nhất trên thế giới theo bảng xếp hạng của Times Higher Education 2009, Global University Ranking 2009. NTU đào tạo các hệ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong nhiều lĩnh vực. Số lượng của các khóa học đã mở của trường này là vô cùng đa dạng, sinh viên theo học tại NTU, chắc chắn là những kiến thức sâu rộng nhất và có được các cơ hội đa dạng nhất và học tập chất lượng cao.

3. Đại học Quốc gia Đài Loan ( National Taiwan University College of Management NTU).

Đại học Quốc gia Đài Loan - National Taiwan University College of Management NTU

Được thành lập năm 1928 như Đại học Imperial Taihoku Năm 1945 như Đại học Quốc gia Đài Loan. NTU được tạo thành từ 11 trường cao đẳng, 54 phòng ban, và 105 viện nghiên cứu sau đại học, cấp khoảng 8.000 độ hàng năm. Trường cũng tự hào có một số trung tâm nghiên cứu quốc tế và quốc gia, cũng như hơn ba chục trung tâm nghiên cứu bậc đại học.

Trường có Khuôn viên của Đại học trải dài khoảng 34.283 ha trên toàn bộ của Đài Loan, với Main Campus nằm ở trung tâm của thủ đô quốc gia, thành phố Đài Bắc. Campus chính Cao đẳng của Bệnh viện Y học và Đại học Đại học Nông Chubei Branch Yinlin Branch Xitou nghiệm trại.

4. Trường Đại học Quốc gia Cao Hùng (National Kaohsiung University of Applied Sciences) 

Đại học Quốc gia Cao Hùng  - National Kaohsiung Unviersity of Applied Sciences


Trường được thành lập vào tháng 2 năm 2000 và nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách trong giáo dục giữa miền nam và miền bắc Đài Loan và thúc đẩy nền kinh tế của khu vực phía Nam.

Là Trường dẫn đầu về chất lượng giảng dạy và nghiên cứu ở khu vực phía Nam Đài Loan. Trường đại học này là gần giao lộ Nanzih của Quốc lộ 1 và 30 phút từ ga xe lửa Kaohaiung.Có mười bảy ngành trong trường đại học, bao gồm cả phương Tây Ngôn ngữ và Văn học, Đông Á Ngôn ngữ và Văn học, Kinesiology, Y tế và Giải trí Khoa học, Luật, Chính phủ, Luật, Kinh tế và Luật tài chính, Kinh tế ứng dụng, ứng dụng Toán học, Hóa học ứng dụng, Điện, dân sự và Kỹ thuật Môi trường, khoa học đời sống, và châu Á-Thái Bình Dương công nghiệp và Quản trị Kinh doanh, Nghệ thuật truyền thống, Tài chính, Quản lý thông tin, và ứng dụng vật lý. Trong số các sở, ngành, châu Á-Thái Bình Dương công nghiệp và Quản lý kinh doanh được thiết kế đặc biệt để phát triển ngành công nghiệp.

Trường đại học có 11 bộ phận. Trong năm 2006, số lượng thí sinh của trường tốt nghiệp tăng 9% so với năm 2005. Trong tương lai, có thể có 36 phòng ban và các viện nghiên cứu.

Một tính năng khác thường ở trường này là không gian mở của nó. Không có bức tường trên ranh giới của trường. Cư dân sống xung quanh trường này thường đi bộ đến trường hoặc tập thể dục bằng cách sử dụng thiết bị trong phòng tập thể dục. Đa dang sinh học cũng là một đặc điểm của trường, có tới 60 loài cá khác nhau trong khu Công Viên Nước của trường.

Học phí: Ước tính mức học phí trung bình từ 1.000 USD đến 2.500 USD/năm. Các khoá học ở Đài Loan được bố trí xen kẽ các kỳ thực tập tại những doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp cho học sinh có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế, đồng thời có cơ hội làm thêm để trang trải chi phí học tập và ăn ở.

5. Trường Đại học KHKT Minh Tân (Minghsin University of Science and Technology) 



Trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Minh Tân là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu của Đài Loan không chỉ về các ngành kỹ thuật mà còn các ngành về xã hội như quản lý, khoa học xã hội và nhân văn….

Được thành lập từ năm 1965, trường Trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Minh Tân là một ngôi trường có bề dày lịch sử. Với khuôn viên trường rộng đến 14 hecta, cùng các cơ sở vật chất hiện đại, số lượng sinh viên tham gia học tập tại trường đã lên đến mức kỷ lục là 15.000 sinh viên đang theo học với 21 ngành học khác nhau. Đây thực sự là một môi trường tốt và đáng tin cậy cho các bạn sinh viên học tập và rèn luyện và đặc biệt hấp dẫn cho sinh viên nước ngoài.

Ngành nghề Đào tạo: 

Công nghệ tin học
Tài chính ngân hàng
Tiếng Anh,
Hán ngữ Kinh tế Thương mại
Quản trị kinh doanh
Điện tử viễn thông
Quản trị du lịch
Hán Ngữ đối Ngoại
Kế Toán

Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về du học Đài Loan hoặc săn học bổng du học Đài Loan? Hãy liên hệ ngay tới Hotline: 0944861133 của Du học ICC Hà Nội để được tư vấn chi tiết.