Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019

Những nét phong tục và văn hóa đặc trưng của người Đài Loan


Nếu bạn chuẩn bị đi du học Đài Loan hay đơn giản là muốn trò chuyện với người Đài Loan, khám phá đất nước và con người nơi đây,… bạn nên đọc hiểu văn hóa của người Đài,…

Khám phá văn hóa Đài Loan.

Ngôn ngữ Đài Loan

Ngoài tiếng Trung Quốc phổ thông được sử dụng rộng rãi và được xem là quốc ngữ, chữ viết là chữ Hán. Vài bộ phận nhỏ người Đài Loan còn sử dụng tiếng Mẫn Nam (tiếng Phúc Kiến), tiếng Cao Sơn hay thổ ngữ Hakka.

Ẩm thực Đài Loan

Đài Loan còn được mệnh danh là “Cộng Hoà Ẩm Thực Quốc Tế.” Đối với người Đài Loan, ăn uống là một nghệ thuật và là một cách thể hiện văn hóa. Vì Đài Loan có lịch sử lâu đời nên ẩm thực cũng khá đa dạng. Ẩm thực Trung Quốc trải qua hàng nghìn năm đã trở thành một loại hình nghệ thuật được áp dụng từ kinh nghiệm thực tiễn, hài hoà khẩu vị. Sự nhấn mạnh về sự tôn trọng thực khách được thể hiện trong gia vị, màu sắc, vị, và hình thù của các món. Đó là lý do vì sao đồ ăn Trung Quốc trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều thực khách. Tại Đài Loan, kỹ thuật nấu từ các vùng Trung Quốc hội tụ và người Đài không chỉ thông thạo được các kỹ thuật trên mà còn thêm những cái mới lạ cho món ăn của mình. Vì thế hàng năm Đài Loan thu hút nhiều du khách ghé thăm để thưởng thức các món ăn Trung Hoa độc đáo từ bánh bao hấp nhỏ đến thịt viên đun sôi.

Phong tục tập quán

Tập quán sinh hoạt của người Đài Loan không cầu kỳ, có nhiều nét tương đồng gần gũi với sinh hoạt của người Việt Nam. Các món ăn không quá khác biệt so với món ăn Việt Nam. Bữa sáng, ăn nhanh và đơn giản; bữa trưa ăn nhiều, không uống rượu bia trong bữa sáng và bữa trưa. Người Đài Loan rất hiếu khách, họ tiếp đón nhiệt tình khách từ nơi xa đến. Một trong những sự hiếu khách mà bạn có thể gặp là được dự bữa tiệc đối với rất nhiều bạn bè mới với thức ăn ngon và rượu.

Về cơ bản, có hai nguyên tắc cần quan sát, thứ nhất là nụ cười – là cách thân mật để thoát ra khỏi mọi tình huống bất tiện sau đó, thậm chí bạn có sơ suất làm đổ rượu ra áo của chủ nhà, nụ cười sẽ làm cho chủ nhà chắc chắn rằng bận chỉ sơ ý mà thôi. Thứ hai là hãy làm như chủ nhà làm. Nếu chủ nhà chúc rượu bằng tiếng Đài Loan thì bạn không ngại gì mà chúc lại bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Tuy nhiên, nếu chủ nhà chúc bạn rượu và uống hết cốc, bạn không uống được hết thì cứ thoải mái mà nhấm nháp. Tương tự, những món ăn mà bạn không thích thì không bắt buộc bạn phải ăn.

Ngoài ra nét tương đồng còn thể hiện như: thời gian tính cả dương lịch và âm lịch, có phong tục cúng lễ , đốt hương và vàng mã vào ngày rằm, mùng 1 và các ngày tết, ngày giỗ thờ cúng tổ tiên.

Trong một gia đình thường sống chung các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cháu.

Người Đài Loan có thói quen uống trà nóng trong các tách nhỏ và hay ăn trầu.

Phong tục ở Đài Loan rất gần gũi với phong tục của Việt Nam, tiêu biểu nhất là các lễ hội. Hàng năm đều có các lễ hội lớn như: Tết Âm lịch, Tết Nguyên tiêu, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Thất tịch, Tết Trung nguyên, Tết Trung thu, Tết Đông chí…

Cách ăn mặc

Người Đài Loan là những người rất chú trọng đến thời trang, vì vậy nếu muốn tạo thiện cảm với họ thì việc ăn mặc lịch sự, phù hợp sẽ ghi được điểm cao.

Trong trang phục hàng ngày người Đài Loan thường tránh màu đỏ, trắng, đen; vì theo họ, trắng đen là màu tang tóc, còn màu đỏ là màu của “hỉ sự”, thường ngày không nên sử dụng.

Trong giao tiếp với người Đài Loan cần chú ý đến một số yếu tố: lễ độ với người lớn tuổi hơn mình, lịch sự, nhã nhặn và có khoảng cách với người khác giới…

Phong cách làm việc của người Đài Loan

- Luôn tuân theo sự chỉ bảo của chủ hoặc của người điều hành.

- Không phàn nàn nhiều, dù công việc khó, sẵn sàng giúp chủ hoàn thành công việc khi được chủ yêu cầu, làm ngoài giờ.

- Không chây lười, trốn việc, không bao giờ nói dối, lừa gạt chủ hay người điều hành mà luôn có sự hợp tác để hoàn thành công việc.

- Ông chủ hoặc người điều hành cũng làm việc như người khác.

Nhờ có những đức tính này mà người Đài Loan rất thành đạt trong công việc và cuộc sống.

Truyền thông ICC Hà Nội (Th).