Chuyện đi học tưởng rằng chỉ xoay quanh cuộc sống của du học
sinh, của việc học, việc làm thêm và những câu chuyện về đất nước, con người
mới…Nhưng đâu chỉ có vậy, đôi khi những câu chuyện không hay về du học sinh lại
được lan truyền khiến không ít người có những định kiến không mấy tốt đẹp về cả
cộng đồng du học sinh hiện đang học tập và sinh sống tại nước ngoài.
Những định kiến về du học sinh. |
“Nhiều người dành cho du học sinh cái nhìn thiếu thiện cảm. Có
những suy nghĩ đã trở thành định kiến xấu khó mà gột bỏ được. Chẳng mấy ai
hiểu, sau đủ thứ định kiến đó, họ cũng có những nỗi khổ riêng.
Du học là du
lịch nhiều hơn học?
Nhiều người thường nói đa số du học sinh đều cưỡi ngựa xem
hoa, khi đi học thì vừa “du” và học. Học thì ít mà du lịch thì nhiều. Tất nhiên
điều này cũng có cái đúng. Bởi du học sinh, khi ra nước ngoài, họ có điều kiện
tiếp xúc với những nền văn hóa mới, lại được khám phá những vùng đất mới mẻ.
Nhưng nếu nói du học sinh đa phần đi học như đi du lịch thì chưa
hẳn. Rất nhiều du học sinh thường “nằm nhà” triền miên năm tháng. Không phải ai
và không phải lúc nào họ cũng vui chơi như bề ngoài nhiều người nhầm tưởng. Đơn
giản khi bạn ở một đất nước lạ. Tất cả chỉ cần bước chân ra ngoài là tốn kém.
Nếu ở nhà, đi xem một bộ phim chỉ tốn vài chục nghìn. Thì khi đi du học, muốn
xem một bộ phim phải tốn gấp 3, 4 lần như thế.
Nhiều du học sinh, tiền ăn còn không có huống chi tiền… ăn chơi.
Không chỉ có chi phí vui chơi, ăn uống. Nhiều du học sinh đi học
ở những đất nước, những vùng miền ít người Việt. Không phải ai cũng có bạn bè
để cùng sáng sáng tối tối đi ăn uống phủ phê, hay ngồi lề đường hàn huyên sớm
tối như quê nhà.
Du học sinh nhiều bạn vẫn thường khóc ròng vì cảm giác sợ hãi và
cô đơn mỗi đêm. Quanh đi quẩn lại chỉ có 4 bức tường. Còn nếu bước ra ngoài thì
sẽ làm gì? Đi đâu và đi với ai? Cuối cùng, ngày đầu tuần cũng chẳng khác gì
cuối tuần. Công việc thường niên là ngồi nhà lên mạng, tự gặm nhấm những bộ
phim dài tập hay gọi điện thoại về khóc than với gia đình.
Du học sinh là ai cũng giàu?
Lại có nhiều người cho rằng ai đi du học thì đều từ có tiền đến
có rất nhiều tiền. Điều này cũng chỉ đúng với một số. Chẳng lạ gì khi thấy
nhiều gia đình có nhà cho người khác thuê để đi ở tạm, ở mướn kiếm chút tiền
làm chi phí cho con đi du học. Số tiền họ kiếm được từ những khoản như thế thậm
chí còn không đủ, nhưng vẫn cố đi vay đi mượn, cứ để con đi học trước, rồi từ
từ trả sau.
Lại chẳng thiếu những tấm gương học tập hoàn toàn đi nhờ học
bổng. Gia đình đôi khi cũng chẳng khá giá nhưng cũng cố vơ vét vài đồng làm vốn
cho con. Sang nước lạ, nhiều bạn ngoài giờ học còn tự đi làm thêm, kiếm tiền
trang trải cuộc sống. Rất nhiều sinh viên ngoài giờ học trên lớp thì dành hẳn 8
tiếng cho công việc làm thêm. Nhiều bạn chọn những quốc gia nổi tiếng để đi du học như: du học Úc, du học Nhật, Đức... chỉ đơn giản vì ở đó học phí không quá cao mà có thể đi làm kiếm
thêm chi phí trang trải phụ gia đình.
Du học sinh là ai cũng ăn chơi?
Nhìn những bài báo, những bài phóng sự, nhiều người lắc đầu ngám
ngẩm: “Mấy đứa du học sinh toàn đi chơi, thấy có được mấy đứa ra hồn. Có mấy
đứa học cũng được mà chơi cũng chẳng vừa. Có tiền nên bọn nó đua nhau thôi”.
Cũng vì cái định kiến ấy mà người ta nghĩ rằng du học sinh… ăn chơi dữ dội lắm.
Như cô bạn tên Lan Thảo (du học sinh Mỹ) chia sẻ: “Tuần rồi mình
với lũ bạn thi xong nên tổ chức party ăn mừng. Tiệc cũng toàn mấy đứa con gái,
cũng chẳng rượu chè bia bọt gì ghê gớm. Đi party ăn mặc đẹp nên bọn mình có
chụp vài tấm hình cho vui. Vừa post lên mạng, thì hôm sau đứa em họ mình thấy. Nó
nói mẹ nó. Mẹ nó méc mẹ mình bảo bên đây mình ăn chơi rượu chè bê tha. Mình
giải thích mãi bố mẹ mới tin. Cuộc sống riêng của mình mà nhiều người cứ thích
bới móc. Rõ mệt”.
Nhiều bạn du học sinh rất mệt mỏi vì những định kiến kiểu đi du
học là dễ hư hỏng và ăn chơi. Thiết nghĩ, nếu một buổi party ăn uống ở Việt Nam
thì không sao, nhưng khi là của du học sinh xa nhà, thì chẳng hiểu sao nó lại
thành vấn đề lớn?
Du học sẽ chẳng kiếm lại nổi tiền đóng học?
Nếu cứ cái đà vừa học vừa chi tiền thẳng tay thì sớm muộn gì cũng trắng tay và việc học thì chẳng đến đâu cả.
Có nhiều bạn rất buồn khi nghe những lời mỉa mai của người khác,
hay những nhận định chắc như cột kiểu: “Nhà nó giàu, bố mẹ chúng nó cho bớt
tiền thiên hạ. Chứ chúng nó học xong, chắc gì kiếm lại đủ số tiền đã bỏ ra để
đi học”.
Không thể phủ nhận rằng số tiền học phí của du học sinh khá tốn
kém. Nhưng bù lại với tấm bằng đại học giá trị của quốc tế, nhiều du học sinh
trở về nước và mau chóng trở thành những cỗ máy hái ra tiền. Chỉ cần họ cần mẫn,
thì sẽ chẳng mau chóng lấy lại được số vốn đã bỏ ra.
Không chỉ những định kiến trên, nhiều người dành cho du học sinh
cái nhìn chẳng mấy thiện cảm. Ít ai hiểu được rằng khi đi học như vậy, họ có
nhiều nỗi khổ. Không chỉ khổ về vật chất, mà cái khổ tinh thần còn lớn hơn thế
nhiều. Hãy dành cho họ cái nhìn ưu ái hơn, bạn nhé!”
Nguồn:
Sưu tầm.
https://icchanoiduhocdailoan.blogspot.com/2018/11/lam-nao-e-hoc-tieng-ai-loan-o-nha-bang.html
Trả lờiXóa